Cao su thời mất giá: Nín thở chờ mủ tăng giá - 21 Tháng Sáu, 2019

Với cách làm riêng, việc phát triển cao su ở Lai Châu được đánh giá là hiệu quả hơn so với các địa phương khác trong khu vực.

Cũng như các tỉnh Tây Bắc khác trong vùng dự án phát triển cao su của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, đời sống của người dân góp đất ở Lai Châu cũng bị ảnh hưởng một phần dù đã có 1/3 diện tích đưa vào khai thác mủ. Tuy nhiên, với cách làm riêng trong chương trình ký kết của chính quyền tỉnh Lai Châu với Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, việc trồng cao su trên địa bàn vẫn được coi là hiệu quả hơn so với các địa phương khác trong khu vực.

Với 14.000ha cao su hiện có, khi đưa vào khai thác dự kiến các công ty trên địa bàn sẽ tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 5.000 lao động người địa phương.

Trở lại vùng tái định cư thủy điện Sơn La, thuộc xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Đây cũng là địa phương trong vùng tái định cư thủy điện Sơn La, có tổng diện tích hơn 1.300ha cao su trồng từ năm 2010.

Hiện địa phương có 12/14 bản tham gia góp đất và đã có gần hơn 100 người dân được tuyển dụng vào làm công nhân kỹ thuật cạo mủ cao su. Với hơn 1.300ha đất góp, người dân địa phương đã được nhận hơn 8 tỷ đồng tiền hỗ trợ chuyển đổi, trong khi đó số diện tích đất góp này cũng chỉ có hơn 20% là đất nương màu của người dân, còn lại là đất cộng đồng như đất rừng nghèo và đất hoang hóa.

Ông Lò Văn Nghiêm, Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Tăm khẳng định, khách quan mà nói, từ khi thực hiện chủ trương tái định cư thủy điện và trồng cao su, diện mạo các bản làng đã có nhiều đổi thay.

Bằng chứng là tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn từ hơn 30% năm 2010 nay giảm xuống còn chưa đến 10% năm 2018. Các loại hình dịch vụ trên địa bàn cũng phát triển, nhờ cao su người dân đã tu sửa được nhà cửa đàng hoàng hơn và mua sắm thêm được nhiều vật dụng có giá trị cho gia đình. Con em các dân tộc trên địa bàn cũng được đến lớp đầy đủ và chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên.

“Giá trị mủ sản phẩm hiện có tăng lên so với năm đầu vì hàng năm diện tích khai thác mủ càng lớn. Hiện người dân xin quay lại làm công nhân cao su rất nhiều. Thu nhập bình quân từ 5 – 7 triệu đồng/công nhân/tháng. Đời sống của bà con khá giả hơn, thể hiện trong việc mua sắm, trang trí nhà cửa, làm cổng, nhà vệ sinh, các cống rãnh…”, ông Nghiêm cho hay.

Nguồn : https://thitruongcaosu.net/2019/06/21/cao-su-thoi-mat-gia-nin-tho-cho-mu-tang-gia/

Hỗ Trợ Khách Hàng

Nguyễn Bảo Huy
Trương Anh Kiệt
Đặng Thị Huyền

Liên Hệ Chúng Tôi

Liên Hệ Chúng Tôi

Your message was sent, thank you!